Giỏ hàng

Ban hành chiến lược Sở hữu trí tuệ tại Hanoimilk

Ban hành chiến lược sở hữu trí tuệ của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội giai đoạn 2019 - 2022 tầm nhìn đến 2030Theo đó, Chiến lược đã đưa ra được các mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ giải pháp phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ của Hanoimilk giai đoạn 2019-2020 tầm nhìn đến 2030.

Quan điểm và nguyên tắc hoạt động sở hữu trí tuệ của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội giai đoạn 2019 - 2022 tầm nhìn đến năm 2030

         Hoạt động sở hữu trí tuệ tại Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội được thực hiện trên tinh thần quán triệt các quan điểm và nguyên tắc sau:

  1. Vận hành hoạt động sở hữu trí tuệ gắn liền với chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội.
  2. Bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất của Hội đồng quản trị đối với hoạt động sở hữu trí tuệ; tăng cường tính độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cán bộ, công nhân viên trong việc thực hiện các hoạt động sở hữu trí tuệ.
  3. Phát triển đồng bộ hoạt động sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và sản xuất, kinh doanh của Hanoimilk; chú trọng tập trung phát triển các lĩnh vực mà Hanoimilk có thế mạnhvà được ưu tiên mở rộng.
  4. Ưu tiên phát triển các hoạt động tạo ra các tài sản có giá trị sở hữu trí tuệ cao, có khả năng góp phần cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanhcủa công ty; ưu tiên hỗ trợ xác lập bảo hộ tài sản trí tuệ đối với tất cả các tài sản trí tuệ được tạo ra của công ty; khuyến khích, thúc đẩy và bảo đảm quyền lợi hợp pháp trong việc thương mại hóa tài sản trí tuệ.
  5. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ nhằm phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ trong công ty; tăng đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ cho hoạt động sở hữu trí tuệ.
  6. Phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển và hướng dẫn hoạt động sở hữu trí tuệ giữa Ban Sở hữu trí tuệ và phòng, ban khác của Hanoimilk; tăng cường hợp tác giữa Hanoimilk với cơ quan, tổ chức, đối tác khác.
  7. Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác, ngăn ngừa, phòng chống và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; xây dựng văn hóa sở hữu trí tuệ bền vững tại Hanoimilk.

  Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và tháchthức (SWOT) trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội

       Điểm mạnh

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ban Lãnh đạo Công ty quan tâm sát sao tới việc thúc đẩy phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ tại công ty;
  • Đã thành lập bộ phận quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ tại công ty và xây dựnghệ thống các quy định, quy trình phục vụ công tác quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong công ty;
  • Đã có các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ;
  • Bước đầu sử dụng, khai thác có hiệu quả một số đối tượng sở hữu trí tuệ trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty;
  • Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có chuyên môn, nhiệt huyết, tích cực, có ý thức nâng cao trình độ, kỹ năng về sở hữu trí tuệ.

Điểm yếu

  • Nhận thức của cán bộ, công nhân viên trong công ty về các vấn đề sở hữu trí tuệ còn hạnchế;
  • Áp lực trong việc đầu tư thời gian, kinh phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó việc dành thời gian và đầu tư kinh phí để tạo dựng và vận hành hệ thống quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong công ty còn hạn chế;
  • Việc nghiên cứu mở rộng, thúc đẩy hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ của công ty chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng;
  • Chưa phân định rõ quyền (nhân thân và tài sản) của công ty đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ giữa công ty và cán bộ, công nhân viên là tác giả của kết quả nghiên cứu, từ đó chưa xác định được lợi ích kinh tế khi tài sản trí tuệ được xác lập quyền và/hoặc thương mại hóa;
  • Việc tiến hành thủ tục đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ của công ty tại Cục Sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khókhăn, thời gian kéo dài, đặc biệt là đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp;
  • Việc quảng bá, thương mại hóa các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ của công ty chưa thực sự sâu rộng và hiệu quả. 

  •   Cơ hội

  • Xu hướng chung của thế giới về khuyến khích, thúc đẩy tăng cường công tác quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa các giá trị kinh tế của tài sản trí tuệ, phục vụ lợi ích cho doanh nghiệp;

  • Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp;
  • Các tài sản trí tuệ của Hanoimilkđã và đang thiết lập phong phú, đa dạng và có tiềm năng chuyểngiao, thương mại hóa;
  • Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận hệ thống quản lý, khai thác tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp lớn mạnh trong nước và quốc tế.
  1. Thách thức
  • Chức năng chính cần được tập trung của Hanoimilk là hoạt động sản xuất, kinh doanh, đòi hỏi Ban lãnh đạo cũng như cán bộ của công ty phải đầu tư phần lớn thời gian, công sức, điều này ảnh hưởng đến công tác điều hành, phối hợp và tổ chức triển khai quản lý và khai thác tài sản trí tuệ trong toàn Đại họcThái Nguyên.
  • Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ tại doanh nghiệp, đòi hỏi công ty phải có chính sách, chiến lược đầu tư xây dựng hệ thống cũng như đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn sâu để đảm bảo công tác chuyên trách về sở hữu trí tuệ.

Mục tiêu của Chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội giai đoạn 2019 - 2022  tầm nhìn đến năm 2030

Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng, vận hành tổ chức quản lý các hoạt động sở hữu trí tuệ tại Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội qua đó giúp nâng cao hiệu quả tạo lập, quản lý khai thác và phát triển tài sản trí tuệ của Hanoimilk.

- Phát triển, quản lý và thương mại hóa tài sản trí tuệ thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ của Hanoimilk; đưa tài sản trí tuệ trở thành động lực then chốt thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh tại Hanoimilk.

Mục tiêu cụ thể

a.Vềtổ chức bộ máy

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, Hanoimilk xây dựng kế hoạch hoạt động sở hữu trí tuệ trung và dài hạn phù hợp với thế mạnh của Hanoimilk. Cụ thể là:

        - Trong năm 2019, Hanoimilk sẽ thành lập và đưa vào vận hành ổn định bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ của Hanoimilk (Ban Sở hữu trí tuệ);

        - Trong năm 2019, Hanoimilk sẽ xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống các văn bản phục vụ công tác quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ tại công ty;

        - Từnăm 2020, Hanoimilk sẽ vận hành ổn định hệ thốngtổ chức quản lý sở hữu trí tuệ, áp dụng đầy đủ hệ thống văn bản quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ, đảm bảo hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ và quản trị tài sản trí tuệ trong công ty;

        - Đến năm 2022, Hanoimilk sẽ xây dựng được một số đối tượng sở hữu trí tuệ mạnh theo đúng chiến lược, kế hoạch phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ của công ty. Một số đối tượng sở hữu trí tuệ chủ lực của công ty có khả năng được thương mại hóa, mang lại giá trị kinh tế cho công ty.

        b.Về xây dựng các chính sách, biện pháp xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.

        - Xây dựng Ban Sở hữu trí tuệ với chức năng rà soát, phát hiện các tài sản trí tuệ có khả năng bảo hộ, tổ chức quản lý và phát triển những tài sản trí tuệ đó sau khi được đăng ký bảo hộ.

        - Xây dựng cơ chế để hỗ trợ các thủ tục đăng ký xác lập quyền hoặc đăng ký bảo vệ quyền cho các đối tượng quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

        - Xây dựng phần mềm dữ liệu quản lý, quản trị các tài sản trí tuệ đã có của công ty để đảm bảo khai thác hiệu quả các đối tượng này.

        - Xây dựng chuyên mục sở hữu trí tuệ, tích hợp vào website của công ty Hanoimilk để tuyên truyền, phổ biến, quảng bá thông tin về hoạt động sở hữu trí tuệ của công ty gắn với các hoạt động quảng bá, truyền thông chung của công ty.

        c.Về khai thác tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ

        - Tăng nguồn thu từ thương mại hóa các tài sản trí tuệ (chiếm tỷ lệ đáng kể trong nguồn thu của công ty).

        - Xây dựng các biện pháp quảng bá tài sản trí tuệ, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và khu vực.

Các nhóm giải pháp định hướng hoạt động sở hữu trí tuệ của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội giai đoạn 2019 -2022 và tầm nhìn đến năm 2030

Giải pháp nâng cao nhận thức

Phối hợp với phòng ban chuyên môn, các chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ, Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ tư vấn tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về Sở hữu trí tuệ cho lãnh đạo cũng như cán bộ, công nhân viên trong công ty.

Hoàn thiện về tổ chức, cơ chế quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ

 Về cơ cấu tổ chức

- Thành lập bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ của Hanoimilk (Ban Sở hữu trí tuệ) và giao trách nhiệm cho các cán bộ thuộc Ban; 

- Thiết lậpmạng lưới tổ chức quản lý sở hữu trí tuệ từ công ty đến các đơn vị trực thuộccó liên quan của Hanoimilk; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chếphối hợp để quản lý và khai thác có hiệu quả tài sản trí tuệ của công ty;

 b. Vềcơ chế quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ

- Xây dựng quy trình, thủ tục phát hiện, khai báo tài sản trí tuệ; triển khai xác lập quyền và khai thác thương mại tài sản trí tuệ của cá nhân, tập thể, tổ chức và của Hanoimilk.

- Xác định quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của cá nhân, tập thể cán bộ, công nhận viên và của Hanoimilk.

- Xây dựng cơ chế và tỷ lệ phân chia thu nhập từ hoạt động khai thác thương mại tài sản trí tuệ.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính cho hoạt động sở hữu trí tuệ.

- Quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên và các chủ thể khác tham gia vào các hoạt động của Hanoimilk đối với quyền sở hữu trí tuệ và thi hành Quy định về quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong cơ sở giáo dục đại học.

- Kiểm tra việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ tại Hanoimilk.

- Xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp, khen thưởng và xử lý vi phạm.

Khai thác thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, tạo lập tài sản trí tuệ trong lĩnh vựcsữa và đồ uống

          - Khai thác, ứng dụng các thông tin sở hữu trí tuệ để nghiên cứu phát triển đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực của công ty (sữa chua, sữa tươi)...

          - Phát động phong trào nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, chế biến sản phẩm của công ty và sáng kiến cải tiến kỹ thuật;

          - Lựa chọn các kết quả nghiên cứu tiêu biểu, có khả năng ứng dụng cao để đăng ký bảo hộ sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ;

          - Khai thác thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ nghiên cứu chế tạo, cải tiến các thiết bị máy móc trong các lĩnh vực có liên quan của Hanoimilk. Lựa chọn các kết quả nghiên cứu tiêu biểu để đăng ký bảo hộ sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ.

          - Khai thác thông tin sở hữu trí tuệ phục vụ nghiên cứu sản xuất thực phẩm có chất lượng cao, an toàn dựa trên các chất thay thế hóa chất độc hại, có nguy cơ rủi ro cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường. Lựa chọn các kết quả nghiên cứu tiêu biểu để đăng ký bảo hộ sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ.

          Đào tạo cản bộ, tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công nhân viên tại Hanoimilk để nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ

          - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đào tạo dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên, cộng tác viên, nhân viên thời vụ của Hanoimilk về quyền sở hữu trí tuệ.

          - Xây dựng hệ thống các công cụ để phát hiện kịp thời và phòng chống các hành vi xâm phạm quvền sở hữu trí tuệ tại Hanoimilk.

          - Định kỳ rà soát, cập nhật hệ thống văn bản quản lý sở hữu trí tuệ; thường xuyên tiến hành đào tạo kiến thức cho cán bộ phụ trách quản lý và các cộng tác viên sở hữu trí tuệ của các đơn vị tại Hanoimilk.

Xây dựng nguồn lực về tài chính cho hoạt động sở hữu trí tuệ

         - Xây dựng chính sách tài chính phù hợp cho hoạt động sở hữu trí tuệ. Xác định nhu cầu tài chính trên cơ sở nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đề xuất.

          - Xây dựng chế độ đãi ngộ, khuyến khích đối với cán bộ, công nhân viên, cộng tác viên có thành tích cao trong hoạt động sở hữu trí tuệ.

          Hợp tác, quảng bá hoạt động sở hữu trí tuệ làm cầu nối gắn kết hoạt động sở hữu trí tuệ với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội

         - Chú trọng liên kết, họp tác với các đối tác có thế mạnh về sở hữu trí tuệ trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các đối tác có thế mạnh về phát minh, sáng chế, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

          - Liên kết phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ với các địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước thông qua việc thực hiện các nghiên cứu, chuyển giao kết quả, quy trình công nghệ và trao đổi chuyên gia.

          - Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới các đối tác chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt trong hợp tác hoạt động sở hữu trí tuệ ở nước ngoài nhất là những nước có nhiều kinh nghiệm phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ.

Danh mục tin tức